Viện Quản lý Rừng (FMI) là tổ chức chính phủ, do Bộ Nông nghiệp Cộng hòa Séc thành lập, chịu trách nhiệm thực hiện Điều tra rừng quốc gia. Năm 2018, FMI bắt đầu làm việc với bộ dữ liệu Planet để thực hiện phân tích không gian địa lý và báo cáo tác động tàn phá của bọ cánh cứng đối với các khu rừng ở Séc.

Với ảnh vệ tinh của Planet vào năm 2018, FMI có thể xác định rằng khoảng 16.000 ha rừng (tương ứng với giá trị khoảng 200 triệu USD) đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này và hơn 90% trong số 55 khu vực rừng có nguy cơ lây lan thêm dịch bệnh. Có thể thấy, từ năm 2015 đến năm 2021, khoảng 200.000 ha rừng đã bị ảnh hưởng bởi bọ cánh cứng, khiến nó trở thành thảm họa dịch bệnh lớn nhất trong lịch sử của Cộng hòa Séc.

Hình ảnh Planet từ năm 2018 cho thấy gỗ chết và rừng bị chặt phá gần đây do thảm họa bọ cánh cứng. 

Kể từ năm 2018, FMI đã mở rộng hợp tác với Planet để cung cấp dữ liệu rừng trên toàn bộ lãnh thổ của Cộng hòa Séc. Điều này đã hỗ trợ cho những nỗ lực của Bộ Nông nghiệp trong việc đề xuất các điều luật mới nhằm tái phân vùng rừng để giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh và tối ưu hóa việc khai thác gỗ lành mạnh.

Nhiều năm trôi quá, FMI tiến hành phân tích các bức ảnh RGB mà họ thu thập được, yêu cầu số hóa thủ công để đánh giá các khu rừng, nhưng điều này là ý kiến chủ quan của người phân tích và rất tốn thời gian. FMI đã sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như hình ảnh 3D, ảnh hàng không kỹ thuật số, dữ liệu Landsat và Sentinel-2 để thành lập các bản đồ về rừng, tuy nhiên các loại dữ liệu này có tần suất cập nhật rất thấp, họ chỉ nhận được ba bức ảnh ghép không có mây mỗi năm. Điều này đã hạn chế việc đánh giá và ra các quyết định về rừng của đất nước.

Do động thái rừng đang thay đổi với tốc độ chưa từng có do biến đổi khí hậu, hạn hán và sự xâm nhập của bọ cánh cứng, FMI muốn có những thông tin chi tiết liên tục với độ phân giải và tần suất cập nhật cao. PlanetScope cho phép FMI làm đầy các nguồn dữ liệu của họ, thu thập dữ liệu thường xuyên hơn và thời gian phân tích được giảm thiểu. Filip Hájek Trưởng phòng Viễn thám của FMI cho biết: “Planet là một phần không thể thiếu trong nguồn thông tin viễn thám của chúng tôi.

Với PlanetScope, khối lượng dữ liệu cần xử lý nhỏ hơn đánh kể, FMI nhận được các hình ảnh gần như không có mây. Do đó, FMI có thể có được các bản đồ chất lượng cao, giúp Viện đưa ra các giải thích về tình trạng xâm lấn của dịch bệnh trên toàn quốc, hỗ trợ việc xử lý, giám sát chặt phá rừng tại các khu vực biên giới. Ngoài ra dựa vào ảnh vệ tinh Planet, FMI có thể xác định các loài cây trong rừng, cho phép họ phân biệt các loài cây khác nhau dựa trên sự tiến hóa của chúng theo thời gian.

Sau sự thành công trong việc theo dõi sự xâm nhập của bọ cánh cứng, FMI hiện đang sử dụng dữ liệu của PlanetScope để lập bản đồ phục hồi các khu rừng bị tàn phá do dịch bệnh. FMI đang đánh giá xu hướng phủ xanh đất trống, đồi chọc của đất nước thay vì sự tàn lụi và ảnh hường của chúng do dịch bệnh và hạn hán. FMI tin rằng với sự kết hợp hoàn hảo của ảnh vệ tinh Planet trong nhiều năm sắp tới sẽ giúp họ giám sát hiệu quả sự tái sinh rừng của đất nước.

Chúng tôi là đơn vị cung cấp ảnh vệ tinh của Planet tại Việt Nam với đầy đủ các độ phân giải từ cao đến siêu cao phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Nguồn: tại đây

Để biết thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi, vui lòng xem chi tiết tại đây hoặc liên hệ số điện thoại: 0243.755.8210/ email: info@vidagis.com.