Sông Bồ đang xảy tra tình trạng khai thác cát trái phép gây ra sạt lở bờ sông đã diễn ra nghiêm trọng.

Người dân xóm Bồ cho hay, từ tháng 2/2018, việc hút cát trái phép đã gây sạt lở bờ sông, nhiều đoạn ăn sâu vào đất dân cư. Người dân xóm Bồ khẳng định có đến 10 trường hợp khai thác cát trái phép được bắt về, giao cho chính quyền xử lý, tuy nhiên mọi chuyện vẫn tuần tự tái diễn. Vì vậy, sáng 26/4/2019, dân xóm Bồ đã thực hiện biện pháp cắm cọc để chặn các sà lan hút cát. Ngay sau khi nhận được báo cáo về vụ việc, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã trực tiếp xuống để xử lý vụ việc, và theo kết quả kiểm tra độ sâu lòng sông từ Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh, khu vực mỏ khe Băng và bãi bồi Lại Bằng có độ sâu trung bình từ 9 – 16 m, nơi sâu nhất lên đến 24,5 m, vượt nhiều lần so với hồ sơ được cấp phép. [1]
Chúng tôi đã sử dụng ảnh vệ tinh để theo dõi diến biến sạt lở tại khu vực này trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2019.
Tại một đoạn sông Bồ chảy qua xóm Bồ, từ năm 2002 đến năm 2019 đã có sự biến động đường bờ sông rõ rệt, tại đây đã xảy ra hiện tượng sạt lở, người dân đã phải thực hiện biện pháp cắm cọc để ngăn chặn các sà lan hút cát trái phép.


Bờ sông qua xóm Bồ từ năm 2002 – 2019. (Ảnh Google Earth)

Sự thay đổi của bờ sông đoạn qua xóm Bồ từ năm 2002-năm 2019 [1]
Tại một đoạn sông khác, so sánh hình ảnh vệ tinh năm 2017 và 2019 có thể thấy được sự thay đổi đường bờ trong 2 năm, một số đoạn người dân cũng đã phải cắm cọc để bảo vệ đất khỏi “cát tặc”.


Bờ sông qua xóm Bồ từ năm 2017 – 2019. (Ảnh Google Earth)

Sự thay đổi của bờ sông đoạn qua xóm Bồ từ năm 2017-năm 2019 [1]
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có các quyết định xử phạt đối với các đơn vị khai thác cát trái phép như phạt hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản; thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả san lấp, cải tạo, phục hồi môi trường. Tuy nhiên đây không phải là trường hợp duy nhất và cuối cùng về tình trạng “cát tặc” trên những dòng sông ở Huế. Khai thác cát trái phép vẫn diễn ra và người dân Huế vẫn phải từng ngày chống lại “cát tặc” để bảo vệ đất của mình.
Nguồn: [1] VNEXPRESS
[2] Google Earth
Nếu cần thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà bạn quan tâm, vui lòng xem chi tiết tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi info@vidagis.com.
Leave A Comment