Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu. Việc kết hợp GIS vào quản lý và hỗ trợ công tác ứng phó thảm họa đã giúp rút ngắn thời gian lập kế hoạch, ứng phó, hợp tác và liên lạc trong những hoàn cảnh khó khăn. Các công cụ của GIS đã cung cấp cho các cơ quan, tập thể khả năng cộng tác hiệu quả và tiện lợi. Phương thức các nhà quản lý giải quyết các thách thức thiên tai bằng cách sử dụng GIS trong Quản lý khẩn cấp toàn diện được gọi tắt là CEM. CEM được chia thành bốn giai đoạn: giảm thiểu, chuẩn bị, phản ứng và phục hồi (Agency, 1995).

1. Giảm thiểu
Chiến lược giảm thiểu trước thảm họa thiên nhiên là rất cần thiết để giảm tổn thất về tính mạng và tài sản bằng cách giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực.
2. Chuẩn bị
Chuẩn bị khẩn cấp là các hành động được thực hiện trước nhằm phát triển khả năng hoạt động, cho phép ứng phó hiệu quả hơn với tình huống khẩn cấp. Một ứng dụng thành công của GIS trong công tác phòng chống thiên tai là quản lý sự gia tăng trên đất liền từ các cơn bão (SLOSH), được sử dụng bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) (NOAA, 2020).
3. Phản ứng
Hệ thống thông tin địa lý là một thành phần quan trọng được USACE sử dụng để truyền đạt thông tin theo thời gian thực trong bối cảnh có thể được truy cập bởi các cơ quan hợp tác để đáp ứng các nhiệm vụ nhạy cảm về thời gian.
4. Phục hồi
Giai đoạn phục hồi xảy ra sau khi cứu trợ ban đầu đã được cung cấp với mục tiêu trả lại tài sản, xã hội và sinh kế cá nhân trở lại điều kiện bình thường. Phục hồi cũng cho phép các tổ chức và cơ quan chính phủ có cơ hội tiếp cận các điều kiện tự nhiên, cập nhật dữ liệu và hệ thống để thể hiện những thay đổi địa chất do thảm họa thiên nhiên.
Giải pháp:
Một trong những giải pháp cho bài toán được đặt ra ở đây chính là 1 hệ thống SDI (spatial data infrastructure) phục vụ công tác thu thập, quản lý, lưu trữ tất cả dữ liệu có liên quan tới những thảm họa thiên nhiên như bản đồ, ảnh vệ tinh, media, báo cáo, tài liệu, mô hình…
SDI cho phép xây dựng 1 nền tảng quản lý dữ liệu, phân tích và đưa ra những cái nhìn khách quan từ những lớp dữ liệu được chồng xếp. Cho phép đưa ra những cảnh báo khẩn cấp cho toàn hệ thống. Và đặc biệt hơn, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống SDI hoàn toàn có thể chia sẻ cho tất cả mọi người, ai cũng có thể xem và cập nhật tình hình về các thảm họa, về hậu quả, hiện trạng và dự báo tương lai của từng nơi mà những thảm họa đã, đang và có thể sẽ quét qua.
Nguồn:
https://www.gislounge.com/how-gis-is-used-in-all-phases-of-emergency-management/?
Tác giả bài viết: QuangTV VidaGIS
Nếu cần thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà bạn quan tâm, vui lòng xem chi tiết tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi qua email: info@vidagis.com.
Leave A Comment