
Vệ tinh Oceansat-2 được Ấn Độ phóng thành công năm 2009
Ảnh vệ tinh đại dương tăng cường cho hệ thống IRS. Mô hình vệ tinh Oceansat_2. Dữ liệu được cung cấp bởi IOCCG. Vào lúc 10h:21 ngày 23 tháng 09 giờ theo giờ Nga, vệ tinh thử nghiệm đại dương Oceansat-2 thứ hai của Ấn độ đã được phóng thành công vào quỹ đạo, với sự trợ giúp của tên lửa đẩy PSLV-C14 từ trung tâm không gian Satish Dhavan tại đảo Shriharicota. Vệ tinh Oceansat-2 là sự tiếp nối thành công của việc đưa các thiết bị vào không gian trong chương trình quốc gia về Viễn Thám Trái Đất của Ấn Độ, IRS, và được thiết kế cho việc nghiên cứu các điều kiện đại dương trên thế giới, các hiện tượng khí quyển, cũng như đặc điểm khí hậu khu vực và toàn cầu.
Vệ tinh Oceansat-2 nặng 960 kg và đã được phóng lên để làm việc với quỹ đạo đồng bộ mặt trời với độ cao 720 km và nghiêng 98,3 độ. Dự kiến thời hạn hoạt động tích cực là 5 năm. Bộ ba trang thiết bị được lắp đặt trên vệ tinh bao gồm:
- OCM (Quan trắc màu sắc của đại dương) máy quét điện tử quang học, cho phép xác định đặc tính quang phổ bề mặt đại dương trong 8 kênh phổ của vùng nhìn thấy và gần dải IR với độ phân giải 360 m và chiều rộng giả quét 1.420 km để đánh giá nồng độ chất diệp lục, độ tinh khiết của nước và điều kiện sinh thái của đới bờ; – SCAT quét sóng cực ngắn xuyên mây, hoạt động ở tần số 13.515GHz và cho phép tính vận tốc gió và hướng ở mặt biển
- Cảm biến ROSA (Máy phát sóng âm cho nghiên cứu khí quyển) được sản xuất với sự tham gia của Cơ quan Vũ trụ Ý phát sóng âm nghiên cứu bầu khí quyển của Trái đất và tầng điện ly với tín hiệu GPS.
Oceansat-2 sẽ thay thếvệ tinh Oceansat-1 hoạt động từ năm 1999 và sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho việc tìm kiếm các vùng tài nguyên thủy sản, nghiên cứu sự thay đổi của đường bờ, dự đoán biến khí hậu và biển Cùng với Oceansat-2, sáu tiểu vệ tinh đã đồng thời được đưa vào quỹ đạo, bốn trong số đó là những vi vệ tinh lớp Cubsat, nặng 1kg/loại, được sản xuất tại Trường Đại học Bách khoa ở Thụy Sĩ, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, hai cái còn lại thuộc lớp Rubinsat (mỗi cái nặng 8kg) được nghiên cứu và phát triển tại Viện khoa học của Luxemburg và Đức. Các tiểu vệ tinh phục vụ giáo dục được lên kế hoạch để sử dụng vào việc phát triển và kiểm tra công nghệ mới trong việc tạo ra các thiết bị không gian.
Kết quả phóng vệ tinh trong tháng chín của Ấn Độ tiếp tục củng cố khả năng cho các nhóm nghiên cứu không gian về viễn thám Trái Đất. Điều đó gợi nhớ lại tháng Tư năm 2008, cơ quan không gian quốc gia của Ấn Độ (ISRO) đã thực hiện phóng thành công đồng thời 10 vệ tinh, trong đó có Cartosat-2A cung cấp ảnh vê tinh Trái đất độ phân giải cao. Oceansat-2 được khởi động là vê tinh viễn thám thứ 16 của Ấn Độ trong chương trình IRS, bắt đầu từ vệ tinh đầu tiên IRS-1A năm 1988. Sau khi phóng Oceansat-2, nhóm nghiên cứu không gian quốc gia Ấn Độ có 10 vệ tinh với các thiết bị viễn thám Trái Đất là IRS-1D, IRS-P4 (Oceansat-1), TES, IRS-P6 (Resourcesat-1), IRS-P5 (Cartosat-1), Cartosat-2, Cartosat-2А, IMS-1, Risat-2 và Oceansat-2.
Tại Nga, ảnh gửi về từ vệ tinh của Ấn Độ trong chương trình IRS đang là nhu cầu rất lớn do sự kết hợp hoàn hảo của chi phí và chất lượng. Trung tâm ScanEx thực hiện việc tiếp nhận trực tiếp các dữ liệu từ vệ tinh IRS-1D/P5/P6 và đưa vào mạng lưới các trạm UniScan trên thế giới. Trong năm 2009 Cartosat-2 đã trở thành chương trình viễn thám Trái đất thứ hai với độ phân giải dưới 1 mét sau EROS B, có thể trực tiếp truy cập và thu nhận dữ liệu tại các trạm thu ở Nga.
Nếu cần thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ, vui lòng xem chi tiết hoặc liên hệ với chúng tôi qua email: info@vidagis.com
Leave A Comment